Xuất xứ Tôm Hùm BETOM
Tôm hùm BETOM được nuôi theo phương pháp tự nhiên. Phần lớn tôm hùm giống được ngư dân lựa chọn từng con từ các nhà cung cấp tôm giống nhập khẩu nước ngoài như: Nhập khẩu từ Singapore, Malaysia,… Ngoài ra còn nguồn cung cấp tôm hùm giống từ ngư dân, thông qua việc đánh bắt tôm hùm giống ngoài tự nhiên, tuy nhiên tôm hùm giống này chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Cách nuôi tôm hùm BETOM
Tôm hùm được nuôi bằng lồng và lồng tôm được thả xuống giữa biển. Tuy nhiên, lồng nuôi tôm phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Lồng nuôi tôm hùm được làm khung bằng sắt (phi 16), kích thước lồng 3x3x1,4 m.
- Chung quanh bao bằng lưới sợi ni-lông, đan lại rất chắc chắn.
- Khung sắt được sơn dầu và quấn nhựa chung quanh, tăng độ bền và tránh sự bám của hầu.
- Nơi đặt lồng nuôi là vùng nước sạch và lưu thông, đáy cát hoặc có rặng san hô.
- Ðộ sâu khi nước chiều cạn ít nhất là 3m, ít tàu, thuyền qua lại.
- Tôm giống thả nuôi, cỡ 1,5-2,5 g/con với mật độ 20-25 con/m2/lồng.
- Sau 2 tháng nuôi chuyển sang mật độ 10-15 con/m2/lồng.
- Sau 1,5 tháng, lại sàn tiếp sang lồng, giữ mật độ 5-6 con/m2/lồng và nuôi đến khi tôm lớn
- Chú ý kiểm tra nước hàng ngày, phòng nước bị nhiễm bẩn và dịch hại của tôm.
- Kiểm tra sự an toàn của lồng, lồng có bị rách,…
- Trong quá trình nuôi, chú ý giữ yên tĩnh, không đặt lòng nơi cửa sông, có nước thải bẩn.
Cả quá trình nuôi tôm hùm từ con giống đến tôm hùm trưởng thành cần phải chăm sóc tôm qua việc cho tôm ăn,
Thức ăn của tôm hùm là ghẹ nhỏ, cá nhỏ, nghêu, sò, vẹm,… tươi sống. Vì thế thịt của tôm hùm rất chất lượng, dai và ngọt.
- Đối với tôm hùm giống thì thức ăn phải được làm sạch và xay nhuyễn để tôm có thể dễ dàng ăn
- Tôm hùm size trung: ở giai đoạn này thức ăn cho tôm hùm sẽ cắt nhỏ thay vì xay nhuyễn như lúc tôm còn nhỏ.
- Tôm hùm trưởng thành: ở giai đoạn này thức ăn sẽ được thả trực tiếp vào lồng tôm mà không cần cắt nhỏ nữa.
Tôm hùm lớn dần thông qua việc lột vỏ. Sau mỗi lần lột xác thì kích thước và khối lượng của tôm tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, chu kỳ lột xác của mỗi loại tôm hùm không giống nhau: ở giai đoạn tôm còn nhỏ chu kỳ lột xác ngắn, tôm càng lớn chu kỳ lột xác càng dài.
Các loại tôm hùm BETOM
Tôm hùm xanh tên khoa học là Panulirus homarus
Tôm hùm xanh là 1 trong 4 loại tôm hùm phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Chúng được mệnh danh là “Hoàng hậu hải sản”.
Đặc điểm:
- Vỏ láng màu xanh lá cây hơi xám
- Trên vỏ lưng mỗi đốt bụng có các chấm nhỏ li ti màu trắng
- Chân bò có màu xanh xám với các sọc dọc
Size của tôm hùm xanh:
- 100-300gr/con (Tôm hùm baby) (1kg từ 3-8 con)
- 200gr ≤ 300gr (1kg từ 4-5 con)
- 300gr ≤ 500gr (1kg từ 2-3 con)
- 500gr Up (1kg từ 1-2 con)
Kích thước dài khoảng 25cm. Phổ biến là size 3 con/kg – 350gr/con.
Tôm hùm bông có tên khoa học là Panulirus ornatus
Tôm hùm bông nổi tiếng là “vua hải sản” với vẻ ngoài nổi bật, hàm lượng dinh dưỡng cao.
Đặc điểm:
- Vỏ láng màu xanh nước biển pha xanh lá cây.
- Phần đầu, gai có đốm màu cam
- Có 1 dãy ngang tối màu khá rộng giữa vỏ lưng và đốt bụng
- Chân bò có màu xanh đen với các đốm màu vàng nhạt
- Có 1 hoặc 2 đốm màu sáng thành từng cặp tương ứng 2 bên đốt bụng
Size:
- 500gr ≤ 700gr (1kg từ 1-2 con)
- 700gr ≤ 900gr (1kg từ 1-2 con)
- 900gr ≤ 1200gr (1kg gồm 1 con)
- 1200gr Up (1kg hơn có 1 con)
Kích thước dài khoảng 35cm. Phổ biến từ size 1con/kg
Mua tôm hùm ở đâu tại TPHCM
Tại Hồ Chí Minh hiện nay có rất nhiều nơi bán tôm hùm, tuy nhiên để lựa được tôm hùm ngon thì chúng ta nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc tôm hùm trước khi mua nhé.
Cách bảo quản tôm hùm
Bảo quản tôm hùm sống
Đối với tôm hùm sống tốt nhất thì nên sử dụng ngay hoặc để bảo quản tôm hùm sống thì chúng ta nên để tôm trong bể nước mặn khoảng 33-35%, độ lạnh khoảng 22 độ có oxi để tôm sống khỏe. Trong thời gian bảo quản nên cho tôm ăn thức ăn như cá nhỏ, ghẹ nhỏ, nghêu tươi.
Hoặc nếu trường hợp không có điều kiện thiết lập hồ có oxy bạn có thể mang tôm hùm sống đi cấp đông bằng cách bọc kỹ tôm hùm lại và cho vào cấp đông, thời gian cấp đông lâu tối đa mà thịt tôm hùm vẫn còn ngon là khoảng 1 tháng.
Bảo quản tôm hùm ngộp
Chúng ta có thể để tôm hùm ngộp trong thùng nước đá cực lạnh, đặc biệt đối với những phần thịt tôm hùm lồi lên giữa khớp nối giữa đầu và thân tôm thì phải có đá ướp lên tránh trường hợp thịt tôm bị bể và đổi màu. Với cách bảo quản này các bạn có thể bảo quản tôm hùm ngộp tươi ngon trong 2-3 ngày.
Trường hợp khác nếu chúng ta chưa sử dụng tôm ngay thì bạn nên mang tôm hùm ngộp đi cấp đông, cách làm tương tự với tôm hùm sống.
Các món từ tôm hùm
Tôm hùm là 1 loại hải sản chế biến được rất nhiều món ngon từ hấp đến nướng, chiên, rang. Các món từ tôm hùm rất được yêu thích là tôm hùm hấp, tôm hùm hấp bia, tôm hùm hấp nước dừa.
Cách bóc tôm hùm
Cách bóc vỏ tôm hùm đất, cách bóc vỏ tôm hùm Alaska, cách bóc tôm hùm bông, cách bóc tôm hùm xanh tương tự nhau.
Dụng cụ bóc vỏ tôm hùm: Kìm, kim lấy thịt tôm, kéo, bát đựng
Bước 1: Một tay giữ đầu tôm, một tay giữ phần thân tôm. Vặn thân tôm nửa vòng rồi kéo ra để tách thân và đầu tôm.
Bước 2: Dùng kéo cắt phần vỏ và thịt ở bụng tôm dọc theo thân tôm.
Bước 3: Sau đó, dùng lực ở tay tách vỏ ở bụng tôm ra rồi lột phần thịt tôm ra khỏi vỏ.
Bước 4: Vặn chân tôm ra khỏi đầu tôm, rồi vặn các khớp nhỏ riêng ra để tận dụng bóc hết thịt ở các khớp nhỏ.
Tuy nhiên, với tôm hùm Alaska và tôm hùm đất thì chúng ta sẽ dùng kẹp để bóc vỏ ngay phần càng tôm. Còn đối với tôm hùm xanh và tôm hùm bông thì không có càng, thay vào đó là các chân tôm hùm.
Hãy cùng theo dõi BETOM để có thể biết thêm nhiều điều thú vị về tôm hùm nhé.
Nếu bạn thấy bài viết của BETOM thú vị và bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé.
Click vào Website: tomhumpl.com để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ BETOM nhé!
PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN