CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM HÙM | BÀI 80

CÁCH PHÂN BIỆT TÔM HÙM XUẤT KHẨU, TÔM HÙM CỐM, TÔM HÙM LỘT, TÔM HÙM SỮA, TÔM HÙM TRẮNG RÂU, TÔM HÙM ĐEN MANG VÀ TÔM HÙM ĐỎ

Tôm hùm đạt xuất khẩu

Hiện tại Việt Nam có hai loại tôm xuất khẩu chính là tôm hùm bông và tôm hùm xanh.

Tôm đạt xuất khẩu phải là con tôm khỏe mạnh, có màu sắc sáng bóng, không bị gãy nhiều chân, không bị gãy hết hai râu, đuôi không bị cháy, bóp 2 bên mang con tôm cảm thấy chắc chắn.

Tôm xuất khẩu thưởng đạt 180 gram trở lên.

Có các loại tôm xuất khẩu: tôm sống, tôm cấp đông.

Lý do tại sao tôm hùm Mỹ lại trở thành một trong những món ăn sang chảnh  nhất thế giới
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM HÙM

Tôm cốm

Tôm cốm là tôm chuẩn bị lột xác.

VỎ MỎNG ,THỊT ĐẦY – NHIỀU DINH DƯỠNG

Có vỏ dày, xù xì, thường có vỏ màu xanh đậm.

Bụng căng màu tối, dùng tay bóp vào hai mang thấy mềm.

Người không sành có thể xác định tôm cốm bằng cách bẻ 1 râu.

Tôm lột

Tôm mới lột sẽ rất mềm. 

Thực khách có thể ăn cả vỏ.

Sau đó vỏ cứng dần.

Tôm sữa

Phòng trị bệnh sữa trên tôm hùm - Công ty SANDO

Là tôm bệnh, nhìn chỗ bụng giống như có sữa đặc bên trong vậy.

Do vi khuẩn nội kí sinh Rickettsia-like. Bệnh thường xảy ra ở tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (P. homarus) và tôm hùm tre (P. polyphagus) nuôi lồng.

Các đốt ở phần bụng tôm chuyển từ màu trắng trong sang màu trắng đục, dịch tiết (gồm cả máu) của tôm có màu đục như sữa, mô cơ chuyển sang màu trắng đục hay vàng đục

Tôm sữa thịt dai, ăn không ngon tuy nhiên chưa có báo cáo là ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Tôm hùm trắng râu

Râu 1 chuyển từ màu nâu sang màu vàng, hồng rồi sang trắng. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở tôm con, làm cho tôm chết hàng loạt. Nguyên nhân là do tôm bị nhiễm nấm Lagenidium sp, Fusarium sp.

Tôm đóng rong

Những con tôm vỏ xấu, đóng rong, hà thường là con tôm ốp hoặc bỏ ăn.

Ðộ trong của nước cao làm khả năng xuyên sâu ánh sáng lớn khiến rong tảo phát triển mạnh.Tôm ít hoạt động, kém ăn chậm lớn, chu kỳ lột xác chậm.

Tôm hùm bị đen mang

Bệnh do nấm Fusarium gây ra khi lồng nuôi bẩn, môi trường nước bị ô nhiễm.

Làm cho mang bị tổn thương chuyển thành màu đen và khi bệnh nặng toàn bộ tơ mang bị phá hủy. Bệnh thường xảy ra ở tôm hùm giai đoạn trưởng thành.

BỆNH ĐEN MANG TRÊN TÔM HÙM - KINH NGHIỆM NÔNG NGHIỆP
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI TÔM HÙM

Bệnh đỏ thân ở tôm hùm

Nguyên nhân gây bệnh là do nước và đáy khu vực lồng bè bị ô nhiễm nặng, thức ăn thừa nhiều, vệ sinh kém, gây nhiễm khuẩn Vibrio.

Mang tôm và thân tôm đều chuyển sang màu hồng.

Tôm bỏ ăn, kém hoạt động, giảm tăng trưởng, chết hàng loạt.

Bệnh xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành.

                                                                                  Cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm .Hãy cùng theo dõi BETOM để có thể biết thêm nhiều điều thú vị về tôm hùm nhé.

Nếu bạn thấy bài viết của BETOM thú vị và bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé.

Click vào Website: tomhumpl.com để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ BETOM nhé!

PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *