CẤU TẠO CỦA TÔM HÙM NHƯ THẾ NÀO?| BÀI 150

Cùng với chất lượng cuộc sống ngày một được nâng cao, bữa ăn của mọi người cũng ngày được nâng cao, không chỉ đơn giản là ăn no mà còn cần ngon và đẹp mắt nữa. Cũng vì thế mà tôm hùm ngày một trở nên quen thuộc với bữa cơm gia đình Việt.Tôm hùm là món ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của con người. Đây là loài giáp xác có kích thước khá lớn. Loài tôm này thường sống ở những vùng biển ấm, lặng, trong các khe hoặc hang hốc dưới đáy biển.

1. Cấu tạo của tôm hùm

Để sinh trưởng và phát triển ở môi trường biển như vậy, tôm hùm có cấu tạo như thế nào? Tôm hùm được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính:

Phần đầu ngực

  •  Phần đầu ngực gồm 14 đốt, mỗi đốt có một đôi phần phụ ngực. Phần đầu tôm được tạo nên bằng 6 đốt đầu. Phần ngực tôm được tạo nên từ 8 đốt cuối còn lại. Các phần phụ trên đầu ngực bao gồm: 5 đôi chân bò, 1 đôi mắt kép, 2 đôi Anten (Anten 1 có phân nhánh, Anten 2 dài) và có nhiều gai nhỏ. Miệng tôm hùm bao gồm hàm trên, hàm dưới và các mảng chân hàm.
Tôm hùm bông
Tôm hùm bông

Phần bụng

  • Phần bụng tôm hùm có 6 đốt. Bên ngoài các lớp có bọc một lớp kitin để bảo vệ cơ thể.
  • Đốt bụng thứ 2 đến thứ 5 có 4 đôi chân bơi. Đốt bụng thứ 6 được chia nhánh tạo thành đuôi và telson cứng chắc giúp tôm bật nhảy, điều chỉnh hướng bơi theo ý muốn.
Tôm hùm bông
Tôm hùm bông

Hãy theo dõi BETOM để biết thêm nhiều điều bổ ích về tôm hùm nha.

Nếu bạn thấy bài viết của BETOM thú vị và bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé.

Click vào Website: tomhumpl.com để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ BETOM nhé!

PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *