TÔM HÙM NUÔI TỰ NHIÊN NGOÀI BIỂN CÓ GÌ THÚ VỊ? | BÀI 90

Đặc điểm tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển 

Theo bạn môi trường sống của Tôm Hùm ở ngoài biển sẽ như thế nào? Có giống với các loài hải sản khác như cua, ốc, cá không? Tôm hùm thường sống ở các bãi rạng đá, rạng san hô, hang hốc, khe rãnh ven biển.

tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển
tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển

Chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu là ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn.

Ban ngày trú ẩn trong các hang đá ít hoạt động, ban đêm hoạt động tích cực tìm mồi. Tôm hùm sống ở các vùng biển có độ mặn từ 30 – 36 phần ngàn, nhiệt độ từ 25 – 32 độ C.

Ở giai đoạn trưởng thành tôm hùm bông thường phân bố ở độ sâu từ 20m trở lên. Ở giai đoạn ấu trùng và con non phân bố ở các bãi rạn, đá san hô ở độ sâu từ 2 – 10m nước.

Xem thêm các combo tôm hùm hấp dẫn của BETOM

Combo Tôm Hùm Bông Việt – Tưng Bừng Giỗ Việt

Những khu vực nuôi tôm nhiều nhất

Tôm hùm phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới như: Úc, Ðài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia… Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận.

Phân bố nhiều ở các tỉnh như: Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Xét tới thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam Phú Yên là nơi nuôi tôm hùm nhiều nhất: Sông Cầu, Vũng Rô. Sau đó đến Khánh Hòa: Cam Ranh, Nha Trang, Bình Ba, Bình Hưng,..

tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển
tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển

Quá trình phát triển của nuôi trồng tôm hùm bằng lồng

Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng thật sự phát triển từ năm 2000 đến nay, với số lượng hơn 41 nghìn lồng. Tập trung ở các tỉnh ven biển miền trung, nhiều nhất là ở tỉnh Phú Yên (hơn 21 nghìn lồng), Khánh Hòa (16.309 lồng) Tôm Hùm ở Cam Ranh Khánh Hòa thuộc danh sách đứng đầu về nguồn cung Tôm Hùm của cả nước.

Cách nuôi tôm hùm tự nhiên ngoài biển

tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển
tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển

Cách nuôi tôm hùm ở biển theo hướng đơn giản có thể tóm gọn lại như sau:

  • Lồng nuôi tôm hùm được làm khung bằng sắt (phi 16), kích thước lồng 3x3x1,4 m.
  • Chung quanh bao bằng lưới sợi ni-lông, đan lại rất chắc chắn.
  • Khung sắt được sơn dầu và quấn nhựa chung quanh, tăng độ bền và tránh sự bám của hầu.
  • Nơi đặt lồng nuôi là vùng nước sạch và lưu thông, đáy cát hoặc có rặng san hô.
  • Ðộ sâu khi nước chiều cạn ít nhất là 3m, ít tàu, thuyền qua lại.
  • Tôm giống thả nuôi, cỡ 1,5-2,5 g/con với mật độ 20-25 con/m2/lồng.
  • Sau 2 tháng nuôi chuyển sang mật độ 10-15 con/m2/lồng.
  • Sau 1,5 tháng, lại sàn tiếp sang lồng, giữ mật độ 5-6 con/m2/lồng và nuôi đến khi tôm lớn
  • Chú ý kiểm tra nước hàng ngày, phòng nước bị nhiễm bẩn và dịch hại của tôm.
  • Kiểm tra sự an toàn của lồng, lồng có bị rách,…
  • Trong quá trình nuôi, chú ý giữ yên tĩnh, không đặt lòng nơi cửa sông, có nước thải bẩn.
tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển
tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển

Tôm nuôi ở biển ăn gì?

  • Trong tự nhiên, tôm hùm là động vật ăn tạp, thường đi kiếm ăn và ăn mồi nhiều vào chiều tối.

  • Chúng thích các loại mồi sống như tôm, cua, ghẹ đang lột xác, sò, vẹm

  • Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng và phát triển.

  • Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng 7-10% lượng thức ăn ăn vào cho tăng trọng cơ thể;

  • Còn lại tiêu tốn vào các quá trình hoạt động sống khác.

  • Hàng ngày cho tôm ăn hai lần. Cho tôm ăn vào buổi sáng hoặc chiều tối.
  • Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển,

  • Tôm càng nhỏ nhu cầu dinh dưỡng càng cao.

  • Ở giai đoạn trước lột xác 2 – 5 ngày tôm ăn rất mạnh và ngược lại ở giai đoạn lột xác chúng sẽ ăn ít hơn..

Tôm nào được nuôi ở biển?

Một số loài thuộc họ tôm hùm gai được nuôi phổ biến hiện nay như:

  • Tôm hùm Bông (tôm hùm Sao)
  • Tôm hùm Đá (xanh chân ngắn)
  • Tôm hùm Đỏ (hùm lửa)
  • Tôm hùm Sỏi (xanh chân dài)
  • Tôm hùm Tre (Tề Thiên).

Tôm hùm bông (hùm sao) có kích thước tương đối lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và có thể nuôi được mật độ cao. Hiện nay đã và đang được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung mà đặc biệt là Khánh Hòa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời vụ thả nuôi

Trong tự nhiên tôm hùm được khai thác quanh năm. Tập trung lượng giống nhiều vào các tháng 8 -12 hàng năm. Nên vào thời gian nay chúng ta nên tập thả giống nuôi.

Vệ sinh lồng nuôi

Thường xuyên lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm. Kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để từ đó có hướng giải quyết kịp thời. Ðịnh kỳ 10 -15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng

Đặc điểm sinh trưởng của tôm hùm

Sinh trưởng của tôm hùm đặc trưng bởi quá trình lột xác, qua đó có sự tăng lên về kích thước và trọng lượng.

Chu kỳ lột xác của mỗi loài tôm hùm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như:

  • Nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, thức ăn,….
  • Các yếu tố nội tại của cơ thể như sự điều tiết của các hormon lột xác hay hormon ức chế lột xác,…
  • Các yếu tố này luôn có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.

Chu kỳ lột xác

Chu kỳ lột xác của các loài hay giữa các giai đoạn khác nhau của từng loài không giống nhau.

  • Ở giai đoạn tôm con (chiều dài giáp đầu ngực CL = 8-13 mm).
  • Thời gian giữa hai lần lột xác của tôm hùm Bông và tôm hùm Đá khoảng 8-10 ngày, Tôm hùm Sỏi khoảng 15-20 ngày.
  • Còn ở giai đoạn tôm lớn (63-68 mm CL) thời gian giữa 2 lần lột xác tương ứng là khoảng 40 ngày và 50 ngày.

Sự sinh trưởng của tôm hùm:

tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển
tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển
  • Đặc biệt ở giai đoạn tôm con, những thay đổi đột ngột của môi trường thường dẫn đến tôm chết.
  • Khi nhiệt độ tăng lên 3-5 độ C, hoặc nồng độ muối tăng lên 8-10‰ hầu như tôm con đều bị chết.
  • Độ muối thấp 20 – 25‰ kéo dài 3-5 ngày cũng gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con.
  • Giai đoạn trưởng thành khi độ mặn giảm xuống 20‰ tôm hùm rất yếu và không bắt mồi.

Ðặc điểm sinh sản

  • Tôm Hùm Bông sinh sản rải rác quanh năm, mùa vụ sinh sản chính từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.
  • Sức sinh sản của tôm hùm tương đối lớn và chúng có thể đẻ nhiều lần trong một năm (thường là 2 lần/năm) .
  • Tôm hùm có kích thước vỏ đầu ngực từ 90 -99 mm đã bắt đầu tham gia sinh sản.
  • Tôm hùm khi đẻ trứng được giữ ở các chân bơi sau một thời gian trứng nở ra ấu trùng.
  • Ấu trùng này trải qua một loạt các quá trình biến thể để trở thành tôm hùm con
  • Từ lúc trứng nở đến giai đoạn “tôm trắng” kéo dài khoảng 10 -12 tháng.
tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển
tôm hùm nuôi tự nhiên ngoài biển

Bên cạnh việc nuôi tôm hùm tự nhiên ngoài biển, ngư dân còn gặp phải khó khăn khi nuôi tôm như tôm bị bệnh do:

  • Ðộ trong của nước cao làm khả năng xuyên sâu ánh sáng lớn dẫn đến tôm ít hoạt động, kém ăn chậm lớn, chu kỳ lột xác chậm.
  • Do vi khuẩn mà nguyên nhân chủ yếu là do lồng nuôi bị dơ bẩn, môi trường nước bị ô nhiễm, tôm kém ăn sức khỏe yếu.
  • Do độ mặn tại khu vực nuôi giảm thấp dưới 25 phần ngàn và kéo dài nhiều ngày.
  • Ngoài ra vào mùa nắng nóng, nhiệt độ nước quá cao > 31 độ C tôm nuôi cũng dễ xảy ra hiện tượng này.

Vậy là chúng ta đã biết cách nuôi tôm hùm tự nhiên ở biển như thế nào rồi đúng không?

Hãy cùng theo dõi BETOM để có thể biết thêm nhiều điều thú vị về tôm hùm nhé.

Nếu bạn thấy bài viết của BETOM thú vị và bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé.

Click vào Website: tomhumpl.com để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ BETOM nhé!

PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *