TÔM HÙM SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU? | BÀI 250

Tôm hùm tuy là loài giáp sát sinh sống ở tầng nước sâu dưới đại dương nhưng chúng vẫn có thể sống được trên cạn.

Chính vì vậy mà chúng ta vẫn hay thấy tôm hùm bò lổm ngổm trên mặt đất, hay quẫy đạp tung tăng khi chúng ta cần chúng trên tay. Tuy nhiên, thời gian tôm hùm sống trên cạn không được lâu. Tùy thuộc vào tôm hùm có khỏe hay không, nếu tôm hùm khỏe mạnh thì thời gian tôm hùm sống trên cạn sẽ lâu hơn. 

Những chú tôm hùm baby do còn bé nên sẽ không mạnh được như những chú tôm hùm bông lớn hơn, chính vì vậy mà thời gian tôm hùm baby sống trên cạn sẽ ít hơn so với tôm hùm bông. 

Tôm hùm xanh sống
Tôm hùm xanh sống

Tôm hùm sống trên cạn được bao lâu

Với điều kiện bạn giữ tôm hùm trong thùng xốp kết hợp với việc gói giấy báo tôm hùm đồng thời chèn thêm nước đá lạnh và bơm thêm oxy vào thùng thì tôm hùm có thể sống được 20-24h. 

20-24h ngày không phải quá nhiều nhưng cũng đủ để tôm hùm thực hiện cuộc hành trình ngao du tới mọi miền tổ quốc để đáp ứng nhu cầu của mọi người, bất chấp vị trí địa lý rồi phải không nào.

Đối với tôm hùm xanh và tôm hùm baby thì thời gian mà tôm hùm sống trên cạn sẽ dưới 20 giờ đồng hồ. 

Tôm hùm thường được vận chuyển bằng xe đông lạnh, nhưng trường hợp khẩn cấp, chúng có thể “ngồi” máy bay, thẳng tiến đến tận tay bạn nữa đấy.

tôm hùm bông
Tôm hùm bông

Tôm hùm sống trong bể kính được mấy ngày

Tôm hùm nếu sống trong bể kính và được chăm sóc tốt và đúng cách thì có thể sống được từ 7-10 ngày. 

Tuy nhiên, hệ thống hồ kính bảo quản tôm hùm phải đạt được những tiêu chuẩn như sau: 

Bể lọc sinh học tuần hoàn

Trong hệ thống nuôi tôm hùm thiết kế bể lọc sinh học tuần hoàn và bể ly tâm.  Bể lọc sinh học tuần hoàn có 4 ngăn dạng hình chữ nhật, kích thước:

  • Ngăn thứ nhất: 1,5m x 5 m x 1,6m
  • 3 ngăn còn lại có kích thước 1,5 m x 5 m x 0,8 m. 
  • Bể ly tâm có đường kính 2m; cao 1,6 m.

Bể chứa nước đã lọc qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn có thể tích từ 4 đến 30 m3.

Cách vận hành hệ thống bơm nước

  • Bơm nước đã xử lý vào hệ thống bể nuôi tôm hùm (bể nuôi, bể chứa và bể lọc sinh học) ở trong nhà, mức nước cấp 1,4m.
  • Vận hành 2 máy bơm nước được lắp đặt ở bể chứa nước đã qua bể lọc tuần hoàn.
  • Do chênh lệch thế năng, nước tự chảy từ bể nuôi tôm hùm về bể ly tâm để tham gia chu kỳ tuần hoàn nước.

Hệ thống diệt khuẩn

Xử lý diệt khuẩn mầm bệnh có thể có trong nước biển bằng Chlorine Hằng ngày đo các yếu tố môi trường (nhiệt độ nước, pH, O­2 hoà tan, NH3, NO2 và NO3, H2S).

  • Định kỳ 15 – 30 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 50 – 70% nước cũ và bổ sung nước mới; 60 – 90 ngày thay 100% nước cũ, vệ sinh đáy bể nuôi và bổ sung nước mới.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm nuôi qua việc quan sát tôm sử dụng thức ăn, để xử lý kịp thời.
Tôm hùm sống được bảo quản trong hồ kính
Tôm hùm sống được bảo quản trong hồ kính

Thức ăn khi nuôi tôm hùm tại nhà hàng

Cũng giống như tôm nuôi ở biển bình thường thì tôm hùm nuôi ở nhà nhà hàng cũng vậy. Thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai, và các loại nhuyễn thể.  Cho ăn chủ yếu là cho ăn tươi, tùy vào kích cỡ tôm, cỡ mồi mà ta có thể băm nhỏ thức ăn hay không. Cho tôm ăn khoảng 3 lần/ngày, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Sau khi cho ăn 1 – 2 giờ thì vớt thức ăn thừa, nếu còn.  Trong 2 tháng đầu tính lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng thân tôm. Những tháng tiếp theo giảm xuống còn 15%- 20% trọng lượng thân tôm.

PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *