Tôm hùm lớn lên như thế nào? Mỗi lần tôm hùm lột vỏ chúng lớn thêm được bao nhiêu? Vỏ tôm hùm ăn được không?
Hôm nay BETOM sẽ giải đáp thắc mắc về những điều bí ẩn của vỏ tôm hùm giúp các bạn nhé!
Nguồn gốc tôm hùm
Tôm hùm hiện nay được nuôi tự nhiên bằng lồng bè tại các tỉnh thành như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Ba. Để nuôi tôm hùm bằng phương pháp tự nhiên thì việc lựa chọn giống tôm hùm rất quan trọng. Vì giống tôm hùm sẽ quyết định độ mạnh khỏe của tôm hùm trong suốt quá trình nuôi và trưởng thành.
Tôm hùm giống nhập khẩu chủ yếu từ Philippines, Malaysia và Indonesia.
Xem thêm các combo tôm hùm hấp dẫn của BETOM
Combo Tôm Hùm Bông Việt – Tưng Bừng Giỗ Việt
Trong quá trình nuôi tôm hùm dưới biển thì người nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để tôm hùm được phát triển một cách tốt nhất.
Tôm hùm được nuôi bằng lồng và lồng tôm được thả xuống giữa biển. Tuy nhiên, lồng nuôi tôm phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Lồng nuôi tôm hùm được làm khung bằng sắt (phi 16), kích thước lồng 3x3x1,4 m.
- Chung quanh bao bằng lưới sợi ni-lông, đan lại rất chắc chắn.
- Khung sắt được sơn dầu và quấn nhựa chung quanh, tăng độ bền và tránh sự bám của hầu.
- Nơi đặt lồng nuôi là vùng nước sạch và lưu thông, đáy cát hoặc có rặng san hô.
- Ðộ sâu khi nước chiều cạn ít nhất là 3m, ít tàu, thuyền qua lại.
- Tôm giống thả nuôi, cỡ 1,5-2,5 g/con với mật độ 20-25 con/m2/lồng.
- Sau 2 tháng nuôi chuyển sang mật độ 10-15 con/m2/lồng.
- Sau 1,5 tháng, lại sàn tiếp sang lồng, giữ mật độ 5-6 con/m2/lồng và nuôi đến khi tôm lớn
- Chú ý kiểm tra nước hàng ngày, phòng nước bị nhiễm bẩn và dịch hại của tôm.
- Kiểm tra sự an toàn của lồng, lồng có bị rách,…
- Trong quá trình nuôi, chú ý giữ yên tĩnh, không đặt lòng nơi cửa sông, có nước thải bẩn.
Cả quá trình nuôi tôm hùm từ con giống đến tôm hùm trưởng thành cần phải chăm sóc tôm qua việc cho tôm ăn.
Thức ăn của tôm hùm là ghẹ nhỏ, cá nhỏ, nghêu, sò, vẹm,… tươi sống. Vì thế thịt của tôm hùm rất chất lượng, dai và ngọt. Tùy theo độ tuổi của tôm hùm mà thức ăn cho tôm húm sẽ được sơ chế phù hợp. Nếu tôm hùm còn bé thì thức ăn của tôm hùm sẽ được sơ chế sạch, băm nhuyễn để tôm hùm có thể dễ dầng ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Nếu tôm hùm lớn hơn, ở độ tuổi trưởng thành có thể tự ăn thức ăn thì người nuôi không cần phải sơ chế thức ăn trước mà có thể thả thức ăn trực tiếp xuống biển để tôm hùm tự ăn.
Quá trình phát triển của tôm hùm
Tôm hùm lớn dần thông qua việc lột vỏ. Sau mỗi lần lột xác thì kích thước và khối lượng của tôm tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, chu kỳ lột xác của mỗi loại tôm hùm không giống nhau: ở giai đoạn tôm còn nhỏ chu kỳ lột xác ngắn, tôm càng lớn chu kỳ lột xác càng dài. Trong quá trình lột nếu tôm thiếu oxy thì tôm sẽ yếu đi và bị ngộp.
Khi lột xác tôm hùm tách ra khỏi vỏ chúng dọc theo những đường gân bên trong. Mỗi lần lột xác như vậy tôm hùm sẽ gặp khá nhiều nguy hiểm do lớp vỏ cứng bảo vệ nó bị mất đi để lại “làn da” nhăn nheo, mềm nhũn.
Chính vì vậy mà tôm hùm sẽ tự ăn vỏ cũ của nó để nhận lại canxi và photpho của mình. Sau một vài hôm vỏ tôm bắt đầu cứng lại. Mỗi lần lột vỏ như vậy tôm hùm có thể tăng trưởng thêm 20% trọng lượng.
Khi còn nhỏ chúng thường xuyên thay vỏ nhiều lần trong 1 năm, nhưng khi đạt khoảng 450g chúng bắt đầu chỉ lột vỏ 1 lần trong năm.
Tôm hùm mới lột vỏ cũng rất được lòng khách hàng vì độ ngọt cùng dinh dưỡng vốn có của tôm hùm, thêm vào là hàm lượng canxi của lớp vỏ mềm và hương vị mới lạ của tôm hùm lột vỏ nữa.
Vỏ tôm hùm để làm gì?
Tôm hùm là loài giáp xác sống ngoài biển khơi, lớp vỏ ngoài của tôm hùm giúp chúng tự vệ khỏi kẻ thù và các loài vi sinh vật dưới biển.
Chính vì vậy mà chúng lột vỏ để phát triển tiếp khi lớp vỏ đã cũ kỹ và chật chội. Cũng nhờ lớp vỏ đó mà tôm hùm có thể sinh trưởng phát triển trong môi trường biển đầy kẻ thù.
Ngoài ra, khi tôm hùm lột vỏ, thì lớp vỏ cũ của tôm hùm được thu mua để chế tác ra các sản phẩm có giá trị phục vụ trang trí, rất nhiều sản phẩm đẹp được tạo ra từ chúng.
Thông thường các vỏ này mua theo con hoặc mua theo kg. Thời gian gần đây, vỏ tôm hùm ngày càng đắt khách. Tuy nhiên người ta thường thu mua vỏ tôm hùm bông vì chúng đẹp, có màu bắt mắt.
Vỏ tôm có vệt trắng, phải vi khuẩn không? Tôm có vỏ bị vậy phải tôm bệnh không?
Thông thường dưới môi trường biển là nơi sinh sống của rất nhiều sinh vật. Chính vì vậy nên đôi khi trên vỏ tôm hùm bị bám những đường chỉ trắng. Những đường chỉ trắng trên đầu tôm hùm thường bị hiểu lầm là vi khuẩn. Tuy nhiên, đó không phải vi khuẩn mà chỉ là những bé hàu chỉ, không phải vi khuẩn và không có hại nhé!
Những đường hàu chỉ thường bám rất chắc, nên khi sơ chế tôm hùm rất khó có thể lấy ra được.
Vỏ tôm hùm khi chế biến nên bỏ đi hay giữ lại?
Thông thường khi chế biến tùy theo bạn chế biến món gì mà sẽ quyết định có giữ lại vỏ tôm hùm hay không? Nếu món các bạn chế biến cần vỏ tôm hùm để trang trí thì sẽ giữ lại vỏ tôm hùm.
Có một số món như Cháo tôm hùm thì khi chế biến có thể thực hiện bóc vỏ tôm hùm, hoặc có thể để nguyên vỏ tôm hùm tùy thích.
Cách bóc vỏ tôm hùm
Đối với tôm hùm sống
Nếu bạn muốn chế biến tôm hùm bỏ vỏ trước thì có thể bóc vỏ tôm hùm khi tôm hùm còn sống. Để bóc vỏ tôm hùm sống thì chúng ta sẽ tách đầu và thân tôm hùm ra. Sau đó, dùng dao nhọn để tách khéo léo thịt tôm hùm ra khỏi vỏ.
Đối với tôm hùm đã chế biến
Đối với tôm hùm tôm hùm đã chế biến thì cách bóc vỏ tôm hùm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chỉ cần, tách đôi tôm hùm, sau đó kéo nhẹ nhàng xuống phía đuôi tôm hùm thì có thể bóc vỏ tôm hùm.
Nếu thấy hay thì hãy nhanh tay theo dõi BETOM để biết thêm nhiều điều thú vị khác của tôm hùm nhé.
Nếu bạn thấy bài viết của BETOM thú vị và bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé.
Click vào Website: tomhumpl.com để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ BETOM nhé!
PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN