Tôm hùm không già đi, như vậy nếu loại bỏ tác động của việc đánh bắt của con người và bị các loại động vật ăn thịt khác thì chỉ còn 1 nguyên nhân dẫn đến tôm hùm chết, chính là tôm hùm mắc bệnh, dẫn đến biếng ăn, sức khỏe yếu đi mà chết. Vậy những bệnh lý nào mà tôm hùm hay gặp và đặc điểm của bệnh đó như thế nào?
Hãy cùng BETOM tìm hiểu về những căn bệnh tôm hùm thường gặp nhé
Bệnh đen mang:

Triệu chứng: Tôm mắc bệnh sẽ xuất hiện những đốm đen, ban đầu là ở mang sau đó xuất hiện ở thân và mắt cũng dần chuyển đen. Tơ mang chuyển sang màu đen, mang có hiện tượng thối rữa.
Nguyên nhân: Sắc tố Melanin phát triển tại các mô của mang bị phá hủy do các tác nhân bên ngoài: Ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất hiện nhiều sau các cơn mưa), nấm Fusarium, vi khuẩn dạng sợi Vibrio, nồng độ khí độc Amoniac và Sulfur hydro trong môi trường cao.
Bệnh đốm trắng trên vỏ:
Triệu chứng:Đúng như tên gọi bệnh, trên vỏ làm vỏ tôm và dưới giáp đầu ngực xuất hiện những đốm trắng.
Nguyên nhân: Có 2 trường hợp của tôm hùm khi bị bệnh đốm trắng – Nếu tôm có đốm trắng song vẫn khoẻ mạnh, hoạt động bình thường thì nguyên nhân là do hàm lượng Canxi, Magie trong nước cao. Đây không phải là hiện tượng bệnh, khi tôm lột vỏ, các đốm trắng sẽ mất. – Nếu tôm bỏ ăn, yếu dần đi thì đây là trường hợp tôm bệnh do nhiễm nấm hay vi khuẩn từ môi trường xung quanh.
Bệnh đỏ thân:
-
Bệnh thường gặp ở tôm hùm
Triệu chứng: Thân và mang tôm đều chuyển sang màu hồng.
Nguyên nhân: Nước và đáy khu vực lồng hoặc bè nuôi bị ô nhiễm nặng, thức ăn thừa quá nhiều, công tác vệ sinh kém sẽ sản sinh vi khuẩn Vibrio. Tôm hùm sống trong môi trường này sẽ mắc bệnh đỏ thân.
Bệnh trắng râu:
Triệu chứng: Râu 1 chuyển màu nhạt dần từ nâu sang màu vàng, hồng rồi sang trắng. Bệnh này xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tôm con.
Nguyên nhân:Tôm con bị nhiễm nấm Lagenidium sp, Fusarium sp trong môi trường nước hoặc do dòng nước chảy dưới biển mang lại.
Bệnh long đầu:
Triệu chứng: Phần giáp đầu ngực và phần thân long (hở) ra. Trong lớp biểu bì tiết dịch nhầy hôi thối.
Nguyên nhân: Tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio sp, Aeromonas làm tôm yếu đi và dễ bị thối rửa.
Ngoài ra còn có một số loại bệnh khác như: Bệnh to đầu: Phần giáp đầu ngực tôm rất lớn, chúng to 1 cách khác thường, phần thân và đuôi nhỏ.
Bệnh mềm vỏ: Toàn bộ cơ thể tôm mềm, kéo dài ra như lúc mới lột
Bệnh đóng hàu, sụn: Sụn, hàu bám đầy giáp đầu ngực dẫn đến tôm khó lột xác, chậm lớn và kém chất lượng.
Bệnh phồng mang: Mang tôm bị phồng lên, có chất dịch vàng dưới lớp biểu bì nắp mang.
Những bệnh trên tỷ lệ xuất hiện ít, chỉ gây chết tôm rải rác, không gây thiệt hại cho người nuôi nếu có phương pháp ngăn chặn hợp lý và kịp thời.
Nếu bạn thấy bài viết của BETOM thú vị và bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé.
Click vào Website: tomhumpl.com để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ BETOM nhé!