Mục Lục Bài Viết
“CÁI GIÁ” CỦA TÔM HÙM CHƯA BAO GIỜ LÀ RẺ!
Những câu hỏi mà BETOM hay gặp là: “Nhà em nuôi tôm hùm hả? Vậy chắc giàu lắm nè?” hay ” Em bán tôm hùm chắc khá lắm phải không?”
Tôm hùm là món ăn xa xỉ?
Dường như do giá tôm hùm cao so với các loại hải sản khác và tôm hùm thường xuất hiện trên các bàn tiệc sang trọng, nên mọi người hay nghĩ nuôi tôm hùm là phải giàu.
Nhưng không, cũng như các ngành nghề khác thì nuôi tôm hùm cũng có người gặp thời mà phất lên như diều gặp gió, cũng có những hộ gia đình vì thế mà từ khá giả trở thành túng thiếu.
“Cái giá” để đổi lấy giá trị tôm hùm.
Giá tôm hùm cao không phải là ngư dân lời nhiều hay là do người buôn bán hét giá trên trời đâu ạ. Mà thực sự quy trình từ chọn giống, nuôi tôm, chăm tôm đến khi được thu hoạch là cả một hành trình dài vất vả của ngư dân.

Từ chọn giống tôm hùm
Từ khi là những con giống nhỏ xíu, tôm hùm đã có giá cao từ khoảng 30-60 nghìn đồng cho một con giống chỉ bằng 2 ngón tay. Đến khi có giống rồi chi phí làm bè nuôi thả giống, bè này nhỏ thôi để còn chăm sóc được tôm con. Mỗi bữa đều đặn phải băm nhuyễn đồ ăn rồi mới cho tôm hùm ăn.
Đã vậy, tôm hùm ăn “sang” lắm, thức ăn của chúng toàn là các loại hải sản tươi khác như tôm tươi , thịt cua , thịt cá , sò, ốc … thôi. Cho ăn tuy tốn tiền và ngày nào cũng phải ăn, nhưng hôm nào tôm bỏ bữa là lo đến mất ăn mất ngủ. Không chỉ có vậy, tôm hùm giai đoạn này còn hay hờn dỗi khi lâm bệnh nữa.BETOM phải nói là chăm tôm hùm giai đoạn này như mẹ bỉm sữa chăm em bé vậy.
Từng bước đạt đến giá trị tôm hùm
Cho đến khi bước vào tháng thứ ba, thứ tư, tôm hùm bắt đầu lớn hơn một chút, nó bắt đầu muốn có nhà rộng hơn để ở. Và thế là lại phải “xây” cho chúng cái nhà mới, lớn hơn cái cũ nhiều lần để đảm bảo đủ điều kiện phát triển cho các chú tôm lột vỏ để trưởng thành.
Đến giai đoạn này, tôm hùm như những đứa trẻ tuổi ăn tuổi lớn, sức ăn khủng khiếp , và ăn bất chấp luôn. Mà thói quen ăn đồ tươi của nó thì không bao giờ bỏ, cái cảm giác 3-4 giờ sáng chạy ra chợ kiếm đồ ăn, đến khâu sơ chế, mặc dù không phải băm nhuyễn ra như 1-2 tháng đầu nữa, nhưng vẫn cần cắt nhỏ đối với tôm, cua, cá, và còn đập/chẻ ra cho dễ ăn đối với ốc.
Đều đặn như vậy ngày không thiếu bữa nào, ngày nắng thì còn đỡ, chứ những ngày mưa thì thôi ôi, vừa lạnh vì mưa, hoạt động khó khăn, mà còn thêm bước lặn xuống tận bè, lồng để cho tôm ăn. Thời gian nuôi tôm hùm kéo dài, 9-12 tháng, có khi đến 15 tháng mới thu hoạch.
Thu hoạch xong còn phải phân ra từng loại thì mới được giá.

Được mùa lại thêm được giá thì còn gì bằng, nhưng đâu ai lường trước được chữ ngờ, có khi đã mất mùa mà thị trường lại còn hạ giá, thực sự chỉ ôm lỗ mà thôi, sao mà bù đắp được. Cái giá phải trả là rất nặng.
Tôm hùm – “Giá cả” hay “giá trị”
Bạn thấy đấy, có được một lứa tôm hùm bán được giá hay đơn giản là không bị lỗ chưa bao giờ là dễ dàng. Chính vì vậy mà giá cả tôm hùm mới thuộc vào phân khúc cao cấp.
BETOM thấy như vậy mới xứng đáng, vì muốn đạt được điều gì cũng phải trả giá, giá càng đắt chứng tỏ giá trị càng cao. Cốt yếu nằm ở giá trị: giá trị lao động của những người ngư dân, giá trị đẳng cấp mà tôm hùm mang lại, cũng như giá trị dinh dưỡng mà “Vua hải sản” mang lại cho chúng ta.
Mục tiêu của BETOM là đem giá trị của tôm hùm Việt Nam vươn xa hơn nữa trên trường quốc tế. Dẫu biết còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng “trị giá” đi đôi với “giá trị”, đúng không nào?
“Cái giá” của tôm hùm chưa bao giờ là rẻ cả, mồ hôi nước mắt của ngư dân và người phân phối để đưa đầy đủ giá tị của tôm hùm đến tay khách hàng rất đáng được trân trọng phải không ạ?
Hãy theo dõi BETOM và dõi theo các bài viết bổ ích về tôm hùm cũng như các chia sẻ chân thành của BETOM nha.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian, hẹn gặp lại tất cả mọi người trong phần sau.
Click vào Website: tomhumpl.com để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ BETOM nhé!
Pingback: Vì sao nên chọn tôm hùm Việt Nam thay cho tôm hùm ngoại nhập