CÁCH VẬN CHUYỂN TÔM HÙM TỪ BIỂN VÀO TPHCM | BÀI 188

BETOM ơi, tôm hùm được vận chuyển vào TPHCM bằng cách nào thế? 

Vận chuyển tôm hùm có khó không?

Vận chuyển tôm hùm bằng cách nào?

Hôm nay BETOM sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc về vận chuyển tôm hùm từ biển vào TPHCM nhé. 

Mục Lục Bài Viết

Bước 1: Bắt tôm tại bè

Ngư dân dậy thật sớm vì quá trình bắt tôm và di chuyển mất nhiều thời gian, di chuyển từ đất liền ra bè mất 25-35 phút.

Nhiều người chia ra mỗi người 2-3 lồng cùng nhau lặn xuống.

Nếu tôm trong lồng có độ lớn đều nhau thì sẽ thu hoạch cả lồng tôm bằng cách kéo lồng lên và cho tôm vào rổ. 

Nếu tôm trong lồng có độ lớn không đều nhau, thì ngư dân sẽ lặn xuống lựa những con đủ trọng lượng để xuất bán bỏ lưới cỡ lớn và bỏ vào rổ.

Thu hoạch tôm hùm
Thu hoạch tôm hùm

Bước 2: Phân loại size tôm trên bè, chia ra từng giỏ.

Tôm hùm có rất nhiều size đề có thể thuận tiện trong khâu báo giá với khách hàng và quản lý tôm thì sau khi vớt tôm lên các ngư dân sẽ cùng nhau phân loại tôm hùm theo từng size. 

Mỗi size tôm hùm khác nhau sẽ có một mức giá khác nhau, giá tôm hùm sẽ tỷ lệ thuận theo size tôm. 

Bước 3: Đưa tôm vô đất liền

Di chuyển về vựa tôm, nơi có hệ thống hồ chứa xi măng sẵn cho tôm vô hồ để tôm uống nước và hồi phục sức khoẻ.

Bước 4: Đóng gói tôm hùm và vận chuyển tôm hùm

Quá trình ru ngủ và đóng gói tôm hùm:

Chúng ta có 2 cách đóng gói tôm hùm, tùy theo quãng đường và số lượng cần vận chuyển mà tôm hùm sẽ được đóng gói theo 2 cách khác nhau, và đều là đóng gói KHÔ. Bí quyết để ru ngủ tôm hùm chính là nhiệt độ.

Đóng gói vào rổ

Đây là phương pháp được áp dụng để đóng gói số lượng lớn và vận chuyển quãng đường khá xa và có không gian (hồ, kho và rổ). Cho tôm vào hồ nước lạnh -17°C trong khoảng 5-7 phút giúp đưa tôm vào trạng thái tê liệt thần kinh ban đầu và ngủ. Bước này giúp cho các chú tôm hùm của chúng ta ngoan ngoãn ra khỏi mặt nước và nằm ngay ngắn trong rổ. Sau đó vớt chúng ra phân loại theo kích thước vào các rổ theo màu sắc.

Tiếp theo, vớt rổ tôm ra và xếp chúng lên xe đông lạnh -10°C để biến tôm thành các nàng công chúa ngủ trong rừng chìm vào giấc ngủ cực sâu.

Như vậy là có thể vận chuyển bằng rổ từ Cam Ranh vào Sài Gòn hay từ Nam ra Bắc mà các chú tôm của chúng ta vẫn nguyên vẹn và tươi ngon, thịt săn chắc.

đóng gói vận chuyển tôm hùm BETOM
Đóng gói vận chuyển tôm hùm BETOM

Đóng gói vào thùng xốp

Cách thứ 2 để đóng gói tôm hùm chính là đóng vào thùng xốp với số lượng nhỏ và vận chuyển nhanh chóng: Lúc các chú tôm được đem lên bờ sẽ được ngâm sơ với nước đá để tôm mơ ngủ và dễ dàng được gói vào giấy báo từng và xếp vào thùng xốp.  Trong điều kiện của thùng xốp, tôm có thể sống đến 10 tiếng.

Như cách (I), các thùng xốp đựng tôm hùm sẽ được chất lên xe và chuyển đến nơi tiêu thụ. Nhược điểm của phương án này là dùng giấy báo gói và gỡ từng con khá tốn thời gian và nhân lực vì không đủ không gian ru ngủ tôm.

Tôm hùm gói giấy báo trong quá trình vận chuyển xa môi trường nước có thế sống được 24 giờ. Đến nơi an toàn, tôm được bỏ vô hệ thống bể kinh tại các vựa hải sản có thể sống khoẻ từ 10-14 ngày, với điều kiện tiêu chuẩn của hồ, được chăm sóc , ăn uống và vệ sinh sạch sẽ nha.

Tôm hùm xanh
Tôm hùm bông gói giấy báo

Đánh thức tôm hùm sống sau đóng gói và vận chuyển:

Đối với cách đóng gói (I) thì sau khi được vận chuyển đến các nhà hàng, ở đây các nàng “công chúa” sẽ được đánh thức bằng chàng hoàng tử nước. Thả tôm vào hồ nước 22 độ C với độ mặn  26/ooo sau 3-5p và a-lê-hấp, nàng công chúa sau giấc ngủ dài cũng đã choàng tỉnh rồi.

Đối với cách (II), trước khi thả tôm vào nước, ta cần thêm một bước nữa chính là tháo giấy báo. Cẩn thận gỡ giấy báo của những chú tôm và thả chúng vào hồ điều kiện tương tự như trên và tiếp tục nuôi, bán tại nhà hàng.

Hãy cùng theo dõi BETOM để có thể biết thêm nhiều điều thú vị về tôm hùm nhé.

Nếu bạn thấy bài viết của BETOM thú vị và bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé.

Click vào Website: tomhumpl.com để cập nhật thêm thật nhiều kiến thức bổ ích từ BETOM nhé!

PHẠM THỊ PHƯƠNG LOAN

Nhà Hàng Tôm Hùm
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon